Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Điều kỳ diệu từ bóng đá: Lấy lại trí nhớ nhờ siêu phẩm của Zidane

Bệnh mất trí nhớ là một trong những phiền toái của loài người. Nhẹ thì bị suy giảm trí nhớ còn nặng thì quên cả ngôn ngữ và không thể tự chăm sóc bản thân. Từ lâu, các nhà khoa học đã đau đầu nghiên cứu phương pháp điều trị Alzheimer hiệu quả. Thật không ngờ, bóng đá và những bàn thắng của nó lại có tác dụng đánh bại Alzheimer. Điều này có vẻ như hoang đường nhưng nó là sự thật.

Điều kỳ diệu từ bóng đá: Lấy lại trí nhớ nhờ siêu phẩm của Zidane

Bàn thắng tuyệt đẹp của Zidane ghi vào lưới Leverkusen trong trận chung kết Champions League 2002

>> VIDEO: Ngả mũ trước kỹ năng dứt điểm của Zidane
>> Messi đoạt giải "Vua bóng đá châu Âu" lần thứ tư
>> Zidane, Messi & những chiếc khăn ăn thay đổi Liga

MẤT KÝ ỨC, QUÊN NGÔN TỪ
Tại Scotland có 84.000 người bị Alzheimer ở mức độ khác nhau. Làm thế nào để đánh thức trí nhớ của họ là trăn trở của nhiều chuyên gia ở viện Alzheimer tại Scotland. James Elder-Woodward, bác sĩ hàng đầu về thần kinh ở Scotland cho biết việc đưa ký ức bóng đá vào giúp bệnh nhân hồi phục trí nhớ có cơ sở vững chắc về khoa học.

Ông phân tích: "Các CĐV Scotland rất hâm mộ bóng đá và có thể coi tình yêu bóng đá đã ngấm vào máu của họ. Nói một cách khoa học thì bóng đá ăn sâu vào tiềm thức, vào trí não của họ. Nếu dùng bóng đá khơi lại mạch nhớ của họ thì đó sẽ là điểm đầu để hồi phục trí nhớ".

Không phải ngẫu nhiên mà mối lương duyên của bóng đá và viện Alzheimer hình thành. Mọi chuyện bắt đầu từ việc các bác sĩ của viện Alzheimer đã chữa thành công cho cựu danh thủ Tommy Gemmell khỏi bệnh mất trí nhớ.

Gemmell là thành viên của "những chú sư tử Lisboa" (biệt danh của CLB Celtic) từng đánh bại Inter tại chung kết Cúp C1/Champions League năm 1967.  Gemmell cũng là thành viên của tuyển Scotland thập niên 60 và sau đó làm HLV đến tận năm 1994 mới nghỉ.

Đến khoảng 2005, Gemmell có dấu hiệu mất dần trí nhớ khi bước vào tuổi 61. Ban đầu mọi người nghĩ rằng đó là bệnh của người già và cho rằng những cú va chạm vào đầu thời còn thi đấu khiến ông bị ảnh hưởng. Tình hình sau đó tồi tệ hơn vì Gemmell gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Càng ngày, vốn từ của ông càng cạn.

Các bác sĩ chẩn đoán Gemmell bị Alzheimer và họ dùng các cách thức khơi dậy trí nhớ của ông nhưng không hiệu quả. Ngay cả khi vợ con đưa cho ông ảnh cưới rồi ảnh gia đình nhưng Gemmell vẫn nhìn vào đó với ánh mắt trống rỗng, không chút cảm xúc.

KHỎI BỆNH NHỜ BÓNG ĐÁ
Tình cờ, một lần cả nhà nghe thấy ông hét toáng lên: "Tôi ghi bàn. Vui quá". Khi mọi người chạy ra xem thì thấy truyền hình quay lại khoảnh khắc Celtic thắng Inter với bàn gỡ hòa do Gemmell ghi. Thông tin này được cung cấp cho các bác sĩ và họ tin rằng phần não lưu các ký ức bóng đá của Gemmell vẫn chưa bị bệnh Alzheimer phá hoại.



Từ đó, họ liên hệ với Celtic để tìm các cuốn băng tư liệu phục vụ cho công tác chữa trị Gemmell. Jim Craig, đồng đội của Gemmell trong lứa "Những chú sư tử Lisboa" hiện đang là người làm ở kho lưu trữ của Celtic. Jim Craig và các bác sĩ cũng như các thành viên trong gia đình Gemmell đã rất tận tình trong việc giúp Gemmell.

Craig kể: "Khi tôi đến thăm Gemmell, tất nhiên ông ta không nhớ ra tôi là ai. Nhưng khi tôi bật băng trận chung kết năm 1967 và hỏi những câu liên quan đến bóng đá thì ông ta đều trả lời chính xác. Không chỉ đưa ra những câu trả lời thuộc loại dễ như tỷ số bao nhiêu, ai ghi bàn trận đó mà ông ta còn khiến các bác sĩ kinh ngạc khi đọc vanh vách đội hình xuất phát của Celtic hôm đó cũng như trọng tài điều khiển trận đấu".

Các bác sĩ cho rằng đó là chuyện rất phi thường và từ đó họ đặt ra những lộ trình giúp Gemmell hồi phục trí nhớ bằng những bài tập liên quan đến bóng đá và giờ ông đã giao tiếp trở lại tương đối tốt.

Giáo án của chương trình dùng bóng đá điều trị Alzheimer giờ rất phong phú để phù hợp với từng người, từng độ tuổi. Với những người là CĐV Rangers thì tất nhiên những câu hỏi liên quan đến Celtic sẽ không được sử dụng. Hoặc với những CĐV mới ngoài 50 thì không nên hỏi những câu bóng đá của thập kỉ 60 vì họ không có ký ức về sự kiện trong khoảng thời gian đó.

Bác sĩ Woodward cho biết: "Có những tài liệu bóng đá chúng tôi nghiên cứu có thể thích hợp cho mọi CĐV trên thế giới. Nó có thể là những câu hỏi rất đơn giản như mấy thẻ vàng bằng một thẻ đỏ hay khó như kể tên tối thiểu 5 cầu thủ trong đội hình tuyển Ý vô địch World Cup 2006. Tôi tin rằng mô hình dùng ký ức bóng đá để chữa trị Alzheimer sẽ không chỉ được tiến hành tại Scotland mà còn nhân rộng ra ở châu Âu và khắp thế giới".

Bóng đá thật là một bộ môn thể thao kỳ lạ. Khi chúng ta tỉnh táo thì chúng khiến ta phải cuồng si, mất trí vì nó còn khi ai đó mất trí thì bóng đá có thể dùng để giúp họ hồi phục dần lại. Có lẽ trong sâu thẳm tâm hồn các CĐV, tình yêu của họ với trái bóng luôn bất diệt.

*****************************
Khi Jim Craig đưa những hình ảnh ăn mừng của Celtic ra thì Gemmell đều trả lời được gần hết khoảng thời gian của tấm ảnh như đây là ăn mừng chức vô địch Scotland đầu tiên năm 1966 hay kia là chức vô địch lần thứ 3 năm 1968. Gemmell cũng dễ dàng nhận ra giọng nói của từng đồng đội xưa cũ qua các cuộn ghi âm phỏng vấn mà Jim Craig cung cấp.

"Bạn có thể không tin nhưng bàn thắng của Zidane tại chung kết Champions League 2002 lại trị bệnh mất trí cho nhiều người lắm đấy. Do bàn thắng đó quá đẹp lại ở thời khắc đỉnh cao nên ai cũng ấn tượng về nó. 80% những người có dấu hiệu mất trí nhớ được hỏi cho biết họ có ký ức rõ ràng về bàn thắng đó. Họ có thể trả lời chuẩn những câu hỏi xung quanh bàn thắng đó như Zidane sút bằng chân nào, khi đó đang mặc áo màu gì, thủ môn bị hạ trong bàn thắng đó là ai, cú sút đó mang danh hiệu thứ mấy về cho Real...", bác sĩ Woodward nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét